Chuyên mục được sự cố vấn bởi các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm và tâm huyết trong lĩnh vực cơ - xương - khớp - nội tiết, nhằm mang đến cho người bệnh những kiến thức, hiểu biết về sức khỏe của bản thân.
Lời khuyên của chuyên gia về bệnh loãng xương
"Chứng loãng xương, được gọi là "kẻ trộm thầm lặng", có thể khiến xương bị hủy hoại trong một vài năm mà không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào, cho đến khi gãy xương. Thật không may, vào thời điểm này, căn bệnh đã khá tiến triển và việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
Nếu bạn bị loãng xương không bao giờ là quá muộn để tìm cách điều trị vì tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây loãng xương và gãy xương.
Hãy tìm hiểu những gì bạn có thể làm bây giờ để giúp xương chắc khỏe, cải thiện và phòng ngừa loãng xương!"
Nguyên chủ nhiệm khoa tim thận khớp, nội tiết – Nguyên PGĐ quân y viện 103
Bác sĩ cao cấp BV Chợ Rẫy - TP HCM
Loãng xương là kết quả của quá trình mất xương và thay đổi cấu trúc xương do sự mất cân bằng giữa quá trình tạo xương và hủy xương. Tuy không có nguyên nhân chính xác nhất nhưng dưới đây là những yếu tố dẫn tới gia tăng số người mắc bệnh loãng xương:
Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu canxi của người trưởng thành là 1000 mg/ngày, nhu cầu này sẽ tăng lên 1200mg ở phụ nữ có thai và 1300mg ở phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên, chế độ ăn của người Việt chỉ đáp ứng tối đa 50% nhu cầu canxi hằng ngày. Vì vậy, bổ sung canxi là điều phải làm.
"Khi tôi 40 tuổi, tôi được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương sau 1 cú ngã cầu thang. Tôi đã khá bàng hoàng vì tôi nghĩ rằng đấy là bệnh phụ nữ lớn tuổi. Mẹ tôi cũng mắc bệnh này. Bà đã qua đời 2 năm trước sau 1 lần gãy xương hông. Lúc đầu tôi cũng rất lo sợ, sau đó được chuyên gia khuyên tập thể dục thường xuyên, bỏ hút thuốc và bổ sung calci từ chế độ ăn kết hợp viên uống Vững Cốt 2 viên mỗi ngày. 2 tuần trước đi tái khám, bác sĩ nói mật độ xương của tôi được cải thiện rất nhiều, bệnh không còn gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và công việc của tôi nữa"
"Tôi là một công nhân xây dựng từ khi còn trẻ. Công việc lao động nặng khiến tôi thường xuyên đau lưng. 4 năm trước tôi gặp 1 tai nạn tại công trình, bị gãy đốt sống và sau đó được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương. Chuyên gia đã hướng dẫn tôi 1 vài bài tập đơn giản tại nhà đồng thời cải thiện chế độ ăn uống. Bây giờ, tập thể dục và bổ sung calci từ Vững Cốt là mấu chốt để tôi bảo vệ xương và sức khỏe của mình."
"2 năm trở lại đây, mẹ tôi bước vào thời kỳ mãn kinh. Cùng với việc thay đổi tính tình là sức khỏe của mẹ cũng suy giảm nhanh chóng đặc biệt là chứng đau lưng ngày càng nhiều hơn. Là 1 nhân viên trong ngành y tế, để ngăn ngừa tình bệnh loãng xương tới sớm, tôi đã khuyên mẹ dùng viên uống ổn định nội tiết Kiều Xuân và viên bổ sung calci Vững Cốt. Hiện tại, sức khỏe của mẹ tôi vẫn rất ổn định, chưa có dấu hiệu gì của chứng loãng xương."
Đừng để lỡ cơ hội trở thành 1 trong 100 người đầu tiên nhận ưu đãi hấp dẫn có hạn của sản phẩm.
Bộ phận CSKH sẽ gọi lại để xác nhận trong thời gian ngắn nhất. Xin cảm ơn!
Sau hơn 1 tháng sử dụng bộ đôi sản phẩm Vững Cốt và Kiều Xuân, các triệu chứng mãn kinh của cô Trúc như khó thở, tim đập nhanh, đặc biệt là đau nhức do loãng xương đã cải thiện đáng kể.
Nhờ chuyên gia tư vấn sử dụng Vững Cốt, cô Thìn đã đẩy lùi quá trình thoái hóa xương sinh lý gây nên bệnh loãng xương.
Sau khi được chẩn đoán có dấu hiệu của bệnh loãng xương, chú Năm đã sử dụng ngay sản phẩm Vững Cốt để cải thiện ngay tình trạng này và đạt những hiệu quả tích cực.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh loãng xương hay nguy cơ loãng xương của mình và người thân, hãy để lại thông tin, các chuyên gia xương khớp hàng đầu sẽ giải đáp mọi thắc mắc!
* Lưu ý : Công dụng còn tùy thuộc vào thể trạng và cơ địa từng người
* Chúng tôi cam kết bảo mật thông tin của bạn !
Sau khi thực hiện các xét nghiệm, bạn sẽ nhận được chỉ số T (T – Score) và chỉ số Z (Z - Score):
1, T- Score cho biết mật độ xương của bạn khi so sánh với chỉ số tiêu chuẩn của những người trưởng thành khỏe mạnh trong độ tuổi 30. Chỉ số này có giá trị càng nhỏ thì nguy cơ mắc loãng xương càng cao:
Từ -1 đến +1 (T – Score ≥ -1): Xương bình thường
Từ -1 đến -2,5 : Thiếu xương. Bạn có mật độ xương thấp nhưng chưa đến mức bị loãng xương. Bạn nên cân nhắc mua thuốc ngăn ngừa loãng xương, kết hợp tăng cường bổ sung canxi, vitamin D và tập luyện các môn rèn luyện sức bền như đi bộ , chạy bộ hay khiêu vũ.
Từ -2,5 trở xuống (T – Score ≤-2,5): Loãng xương. Chỉ số T càng nhỏ thì tình trạng loãng xương càng nặng. Đặc biệt hơn ử những người có tiền sử gãy xương hoặc hiện tại có 1 hay nhiều vị trí gãy xương.
2, Ngoài chỉ số T – Score, bạn cũng nhận được chỉ số Z – Score khi kiểm tra mật độ xương. Chỉ số Z cho biết mật độ xương của bạn khi so với chỉ số tiêu chuẩn của những người cùng tuổi. 2 chỉ số T và Z có thể hoán đổi cho nhau.
Để được khám và đo mật độ xương, bạn nên đến các cơ sở y khoa uy tín và chất lượng.
Tại Hà Nội:
1, Bệnh viện Việt Đức
Địa chỉ: 14 Phủ Doãn, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
2, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Địa chỉ: Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
3, BV Đại học Y Hà Nội
Địa chỉ : số 1 Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
4, BV Bạch Mai (Khoa Xương Khớp)
Địa chỉ : 78 đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
1, BV Chợ Rẫy
Địa chỉ: số 201B đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5
2, BV Nhân dân Gia Định
Địa chỉ: số 1 đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh
3, BV Nhân dân 115
Địa chỉ: số 88 Thành Thái, phường 12, quận 10
4, Bệnh Viện ĐH Y TP HCM
Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, Quận 5, Hồ Chí Minh.
5, BV Chấn Thương chỉnh hình TP HCM
Địa chỉ: Số 929 đường Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5
Tại TP. Hồ Chí Minh:
Và một số bệnh viện và cơ sở y tế uy tín khác trên toàn quốc.
• Thuốc bổ sung bắt buộc:
- Đảm bảo đủ lượng Canxi đưa vào cơ thể hằng ngày: 1000 -1200mg/ ngày
- Đảm bảo đủ lượng Vitamin D đưa vào cơ thể: 800mg/ngày
• Các thuốc chống hủy xương: Ức chế hoạt động của tế bào hủy xương
- Nhóm Bisphosphonate: Alendronate, Zoledronic,… là những lựa chọn đầu tiên trong điều trị loãng xương. Chống chỉ định ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận hoặc rối loạn nhịp tim.
+ Alendronate 70mg hoặc Alendronate 70 + Cholecalciferol 2800UI uống sáng sớm khi đói, uống 1 tuần 1 lần, sau uống không vận động, không nằm ít nhất 30 phút.
+ Zoledronic acid 5mg truyền tĩnh mạch 1năm chỉ dùng 1 liều duy nhất.
+ Có thể bổ sung paracetamol để giảm phản ứng phụ sau khi dùng thuốc (sốt, đau đầu, đau cơ, đau khớp)
- Calcitonine 100UI tiêm dưới da hoặc 200UI xịt qua niêm mạc mũi hằng ngày: Chỉ định ngắn ngày (2-4 tuần) trong trường hợp bệnh nhân mới có gãy xương kèm đau xương nhiều do loãng xương.
- Liệu pháp sử dụng các chất giống hormon: Chỉ định cho phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ cao hoặc có loãng xương: Chất điều hòa thụ thể Estrogen (SERMs) - Raloxifen 60mg uống hằng ngày trong thời gian ≤ 2 năm.
• Các nhóm thuốc khác:
- Nhóm thuốc tăng tạo xương và ức chế hủy xương( Strontium ranelate) Liều dùng 2g/ ngày, uống 1 lần vào buổi tối, sau bữa ăn 2 giờ, trước khi đi ngủ tối. Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân khi có chống chỉ định hoặc bất dung nạp với nhóm Bisphosphonate.
- Thuốc làm tăng quá trình đồng hóa: Deca – Durabulin và Durabolin
• Thuốc điều trị biến chứng:
- Biến chứng đau cột sống, đau dọc các xương…(khi mới gãy xương, lún xẹp đốt sống): thường chỉ đinh Calcitonine và các thuốc giảm đau ( có thể kết hợp thuốc giảm đu chống viêm không steroids- NSAIDs, thuốc giảm đau bậc 2 (các opiat vừa và nhẹ), thuốc giãn cơ
- Biến chứng chèn ép rễ thần kinh liên sườn (đau ngực khó thở, chậm tiêm, đau lan theo rễ thần kinh, dị cảm, tê…): Nẹp thắt lưng, điều chỉnh tư thế ngồi, đứng, thuốc giảm đau thần kinh, tiền vitamine B1, các vitamine nhóm B, Gingko biloba, Cao Blueberry… nếu cần.
Chúng ta cần nhớ rằng lối sống ít vận động là một trong các nguyên nhân gây loãng xương và hầu hết các trường hợp biến chứng gãy xương do loãng xương xảy ra do bị ngã. Vì vậy, luyện tập thể thao không chỉ tốt cho người bình thường mà cũng rất cần thiết cho người loãng xương. Thường xuyên tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, duy trì thăng bằng và giảm nguy cơ bị ngã. Thể dục còn giúp làm chậm tốc độ hủy xương, giảm nguy cơ rạn nứt, gãy xương do loãng xương.
• Các bài tập phù hợp với người loãng xương:
- Thể dục nhịp điệu với nhạc nhẹ nhàng
- Các bài tập nâng cao khả năng giữ thăng bằng như dưỡng sinh, thái cực quyền, khiêu vũ
- Với các thanh niên trẻ tuổi có thể luyện sức với các bài tập luyện sức đẩy với tạ và bài tập kéo căng với dây chun…
- Bơi lội và các môn thể tháo dưới nước là những bài tập không cần chịu sức nặng của cơ thể khá phù hợp với người bệnh loãng xương
- Người già có thể chọn tập thể dục bằng cách đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng
• Một số bài tập nên tránh:
- Các bài tập yêu cầu kéo căng cột sống như gập bụng, vặn người, duỗi lưng, nâng người, uốn người…
- Các bài tập chạy nhảy cường độ cao
- Các môn thể thao tăng nguy cơ té ngã như cà kheo, cưỡi ngựa…
- Một số bài tập đòi hỏi chuyển động nhanh, mạnh, bất ngờ như tenis, cầu lông,bóng chuyền…
- Không nên tập quá lâu cho 1 buổi tập. tốt nhất chỉ nên tập khoảng 30 -45 phút
Có câu “bệnh từ miệng mà ra”, cho nên để phòng ngừa và cải thiện bệnh loãng xương, người bệnh phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mình. Dưới đây là một số lưu ý cần ghi nhớ:
- Hạn chế ăn đồ ăn không tốt cho xương như những đồ có hàm lượng acid quá cao dẫn đến phá hủy xương từ từ như nước ngọt, rượu bia, thuốc lá, đồ ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp hoặc những chất làm cản trở hấp thu canxi như cà phê…
- Ăn rau củ quả kết hợp, lưu ý đến những thực phẩm chứa vitamin tốt cho xương , đặc biệt là vitamin D, vitamin K.
- Tăng cường Canxi trong khẩu phần ăn bằng cách bổ sung các loại thịt như cua cá, các loài giáp xác khác giàu canxi. Có thể uống sữa hằng ngày với liều lượng vừa phải, không nên uống sữa quá nhiều đường.
Vì vậy, người bệnh loãng xương nên bổ sung các loại thực phẩm sau:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Đây là loại thực phẩm rất giàu canxi và dễ sử dụng. Hàm lượng canxi trong sữa có thể lên tới 60%
- Các loại hải sản: Trong hải sản chứa nhiều canxi rất tốt cho sức khỏe người bệnh loãng xương như tôm, cua, tép, cá… Khi dùng nên ăn cả xương (vỏ) để hấp thu tối đa lượng canxi chúng có.
- Thực phẩm có nguồn gốc từ trứng: các loại trứng gà, vịt, chim không chỉ chứa rất nhiều vitamin D mà còn giàu selen, folate và canxi. Đây đều là những thành phần rất tốt cho xương. Protein trong trứng còn giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
- Rau quả: Những loại rau tốt cho xương phải kể đến súp lơ xanh, cải xoăn, đậu nành, rau bina, bắp cải… Nên hấp hoặc luộc để giữ lại lượng canxi nhiều nhất.
- Các loại nước ép hoa quả như chuối, cam … có lượng canxi avf vitamin D khá cao
- Các loại ngũ cốc không chỉ chứa hàm lượng vitamin D và canxi khá cao mà còn rất có lợi cho sức khỏe.
- Thực phẩm giàu Omega – 3 như các thu, cá mòi, cá hồi không chỉ hỗ trợ điều trị loãng xương hiệu quả mà còn hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm và thoái hóa khớp. Khi chế biến nên nấu thật nhừ để có thể ăn được cả xương cá.
Hãy để lại thông tin bên dưới, chúng tôi sẽ gọi lại để xác nhận thông tin đặt hàng!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và sử dụng sản phẩm Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!